Những câu hỏi thường gặp về việc đặt ra giới hạn

Con tôi không bao giờ muốn về nhà

Tôi thích đến thăm bạn của tôi để con tôi có thể chơi đùa cùng với con của cô ấy nhưng tôi khiếp sợ lúc ra về bởi vì con gái tôi không bao giờ muốn về và kết cuộc là lúc nào bé cũng khóc và tôi phải bế bé lên và mang ra ngoài. Làm cách nào để tôi giúp bé hiểu được rằng thời gian chơi đùa có lúc phải dừng và tránh được những cảnh phiền phức và khó chịu này?

Đây chỉ là những sự chuyển tiếp khó xử đối với trẻ nhỏ. Giải pháp là giúp bé hiểu được việc gì sắp xảy ra. Bạn nên báo cho bé biết 15 phút trước khi ra về để bé biết được điều gì sắp xảy ra. Đến lúc ra về, hãy nói, ‘Đã đến lúc mình về rồi, chúng ta sẽ gặp bạn của con vào lần khác nhé.’ Nếu bé không muốn rời khỏi, hãy cho bé lựa chọn: ‘Con muốn đi bộ ra xe hay mẹ bế con ra?’ hoặc ‘Con muốn nắm tay mẹ hay con muốn xách cái túi?’ Bé có thể chưa có đủ sự tự chủ để làm cái việc bạn yêu cầu nên cần có thời gian cho trẻ nhỏ xử lý lời yêu cầu và thực hiện việc đó, vì thế đừng mong đợi một phản hồi tức thì từ trẻ. Song, sau khi cho bé khoảng thời gian hợp lý để xử lý, nếu bé vẫn không đáp ứng, thì đây là lúc bế bé lên và nói lời tạm biệt và ra về. Trẻ em dưới 3 tuổi hiểu hành động hơn là lời nói. Sẽ sai lầm nếu bạn thương lượng thêm thời gian với trẻ. Khi bạn thương lượng một lần thì trẻ sẽ nghĩ rằng bạn sẽ làm như vậy nữa và đây là việc có thể tạo ra sự đối đầu giữa bạn và con bạn.

Con tôi không thể chơi với những trẻ em khác

Khi chúng tôi có bạn sang chơi, con tôi không biết cách chơi với những đứa trẻ khác và thường thì kết thúc trong nước mắt. Làm cách nào tôi có thể đối phó với tình huống này?

Bạn phải làm gương chơi với những trẻ em khác. Ví dụ, nếu bé đang ném cát khi đang chơi cùng một người bạn trong một hồ cát thì hãy chỉ cho bé cách sử dụng cái ray và những món đồ chơi cát và nói kèm theo như thế này ‘Cát là để chơi, sẽ rất đau khi cát rơi vào mắt của chúng ta.’ Nếu bé tiếp tục ném cát, bế bé ra khỏi hồ cát và cho bé một sinh hoạt khác như tưới hoa. Nếu bé khóc và không thể làm bé chia trí, thì đem bé ra khỏi tình huống đó. Là người lớn, chúng ta biết khi nào chúng ta cần đi dạo hoặc cần ở một mình để 'tịnh tâm'. Trẻ em không biết làm điều này, vì thế các bé cần sự giúp đỡ của chúng ta. Hãy trao cho bé sự lắng nghe của bạn, tình yêu của bạn, và sự quan tâm của bạn trong khi bé khóc để giải tỏa cảm xúc của bé. Khi bé ngừng khóc, bé đã giải tỏa được những cảm xúc nặng nề của bé. Bạn đã chấp nhận cảm xúc của bé những vẫn phải kiên quyết về giới hạn.