Những câu hỏi thường gặp về Vận động ở các Bé Sơ Sinh

Chiếc giường thấp có an toàn cho em bé sơ sinh không?

Tôi đang có ý tìm một cái giường thấp cho đứa con sắp sinh nhưng tôi hơi lo ngại là nó không an toàn và con tôi sẽ bị ngã và bị thương.

Đấy là mối lo sợ của nhiều cha mẹ chỉ biết nghĩ đến việc cho con vào trong nôi. Tuy nhiên con của bạn sẽ không té ra khỏi giường vì bé ngủ trong một cái giường thấp ngay từ ban đầu. Các em bé có khả năng trườn người đi, từ khi sinh ra. Đây là một động tác rất chậm và một khi mà em bé cảm thấy cơ thể của bé không được nâng đở bởi chiếc giường, bé sẽ trườn người trở lại về phía trung tâm của giường ngủ. Nếu bé không ngủ giường thấp ngay từ đầu, thì việc này vẫn đáng nên thay đổi. Tuy nhiên hãy chuẩn bị tinh thần bởi trong thực tế, có thể bé sẽ lăn khỏi giường vài lần trước khi làm quen với chiếc giường này. Nhưng vì giường không quá cao, bé sẽ không bị chấn thương và không lâu sau đó, bé sẽ ý thức được biên giới của chiếc giường để không rơi ra khỏi giường.

Tôi sợ bé sẽ không chịu ngủ trên giường thấp

Tôi hơi hồ nghi về cái ý kiến đặt bé ngủ trên một cái giường thấp. Chắc chắn là một cái nôi có song chắn đã được thiết kế để giữ đứa trẻ trong một nơi an toàn khi người lớn đang ngủ mà không thể lúc nào cũng trông coi được bé. Làm sao biết chắc bé không thức dậy và đi vòng quanh nhà hoặc ngã xuống cầu thang?

Có hai việc mà chúng ta chắc chắn cần phải làm. Thứ nhất phải chắc chắn là bé có thể tự đi vào giấc ngủ một mình. và thứ hai là bé nối kết được ý niệm giấc ngủ với cái giường. Nếu bé được phép ngủ ở bất cứ chỗ nào, như trong xe đẩy, thì còn lâu lắm bé mới hiểu chiếc giường là nơi để bé ngủ. Tự vỗ ngủ một mình là một kỹ năng và phải tập dượt cho thuần thục. Bé càng thường được phép ngủ bất cứ nơi nào ngoài chiếc giường của bé hay với bất cứ điều gì ngoài sự yên lặng và thư giãn thì bé càng ít được dịp để tập dượt cái kỹ năng này. Chúng ta cần phải kiên trì và nương theo nhu cầu của đứa bé. Khi bé có vẻ mệt, hãy đặt bé trên cái giường thấp của bé, nơi bé sẽ liên tưởng đến thư giãn và giấc ngủ. Nếu bạn đặt đồ chơi trong phòng, bé sẽ không cần đi quanh nhà để tìm việc gì làm khi thức giấc, vả lại, nếu bạn đóng cửa, thì bé cũng không làm được điều đó.

Các bà đỡ đẻ có nói sai khi bảo bạn nên quấn chặt bé trong tả?

Nếu vận động thật sự thiết yếu cho trẻ con, tại sao vài bác sĩ nhi khoa và bà đỡ lại cổ xúy cho việc quấn tả cho trẻ sơ sinh?

Ta thường được bảo rằng quấn bé trong tả để giữ chặt tay chân bé sẽ khiến bé được yên ổn và giúp bé ngủ, nhờ vậy chúng ta cũng được ngủ yên và điều này đúng. Các bà mẹ mới sinh rất cần ngủ nghỉ càng nhiều càng tốt trong thời gian sau khi sinh. Tuy nhiên, các em bé cần cử động tay chân một cách tự do khi chúng ngủ bởi điều này giúp các bé phát triển những khuôn mẫu ngủ nghỉ lành mạnh hơn. Nếu các bé bị quấy rầy và thức giấc vì phản xạ giật mình, chúng sẽ cựa quậy, chuyển mình, và thay đổi tư thế nằm mới để ngủ trở lại. Điều này có nghĩa rằng chúng hẳn sẽ phát triển khả năng ngủ trở lại khi chúng thức giấc một lát giữa đêm

Tôi thấy khó mà làm cho con tôi được giải trí cho bé vui

Tôi đã cho em bé của tôi đủ mọi thứ để chơi nhưng dường như bé không quan tâm và khi bé sờ vào chúng, bé có vẻ không có thể nắm lấy, chúng cứ bị đẩy ra và bé nản lòng. Vậy tôi nên cho bé những loại đồ nào?

Nếu bé trở nên bực bội chán nản có lẽ là vì các món đồ chơi quá to hay quá khó cầm cho bàn tay của bé hay vì chúng dễ dàng lăn đi xa khỏi tầm tay bé, hay món đồ bạn cho bé không gây thích thú. Bạn hãy quan sát kỹ xem bé thích gì rồi từ đó mà tính. Các vật dụng thông thường trong nhà không có cạnh bén hay nhám, đủ lớn để không bị nuốt có thể được luân phiên thay đổi để duy trì sự thích thú của bé. Khi bé nắm lấy các món đồ, bé sẽ cảm nhận được hình thể, trọng lượng và kết cấu của vật nên bạn phải chắc chắn là bạn vẫn tiếp tục trao cho bé những món khác nhau về các khía cạnh này. Nếu bé còn học được điều gì mới lạ từ một vật, bé sẽ tiếp tục chơi với nó. Khi bé sẵn sàng tiếp nhận kích thích mới, bé sẽ không còn để ý đến các món đồ chơi cũ. Ví dụ, nếu bé thích thú với âm thanh của một cái lắc tay bằng gỗ, bạn có thể bỏ đầy đậu hay cát vào trong một cái lọ và xem âm thanh mới có làm bé chú ý hay không. Nếu bé thích màu sắc và kết cấu của vải mềm, bạn hãy cho bé cầm các túi đậu may bằng nhung, lụa, vải lanh, hay vải gòn coton. Hãy chọn những cái lắc tay nhẹ, tỷ lệ thuận với cỡ bàn tay của bé để bé có thể nắm lấy và làm rơi mà không bị đau.

Xích đu có động cơ điện có hại không?

Tôi có một cái xích đu điện mà tôi có thể vặn lên và nó đu đưa để ru em bé của tôi. Bé thích nó và tôi cũng vậy vì nó có nghĩa là tôi có thể đi làm những việc khác trong khi bé được đu đưa một cách thích thú. Nó có hại cho sự phát triển của bé không?

Xích đu không có hại cho phát triển của trẻ nhưng môi trường tự nhiên đem đến những cơ hội với cùng kích thích như vậy. Những chuyển động lập lại, đu đưa, lắc lư hay nhún nhảy là để vổ về, trấn an trẻ. Hệ thống ống tiền đường trong lỗ tai của con người chứa cái tai trong, cảm nhận được trọng lực và chuyển động và giúp bé điều chỉnh vị trí của cơ thể để giữ thăng bằng. Bé sẽ khóc ít hơn khi hệ thống ống tai được kích thích do các chuyển động lặp lại như lắc lư, đu đưa, nhún nhảy, quay vòng hay thay đổi vị trí của cơ thể. Vì vậy các ghế đu thường là món quà tặng đầu tiên cho bà mẹ sắp sinh và do đó cha mẹ quen với lối bồng bế các trẻ sơ sinh như vậy bởi vì cha mẹ học được rằng thay đổi vị trí cơ thể thường vỗ về được đứa bé. Ngồi trên một cái ghế quay của văn phòng và xoay vòng trong khi ôm bé sẽ kích thích hệ thống tiền đường trong ống tai. Ôm bé khi ngồi trên ghế xích đu ở sân chơi cũng thế. Các chiếc đu tự nhiên rất khác với những chiếc đu có động cơ vì chúng có thể hạn chế và gây choáng cho bé.