Hãy luôn nhất quán

Tạo một môi trường nơi mà con bạn có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra và cách bạn phản ứng lại như thế nào

  • Là cha mẹ, bạn nên nhớ rằng bạn là người phụ trách và chỉ có bạn quyết định những giới hạn nào có thể áp dụng cho gia đình bạn. Ngoài việc quyết định những giới hạn nào có hiệu quả, bạn cần phải luôn luôn nhất quán. Trẻ em cảm thấy an toàn khi bạn tạo ra những thói quen thường ngày và thực hành những giới hạn hợp lý và nhất quán. Con bạn sẽ cảm thấy rối trí khi bạn cho bé làm điều nào đó hôm nay nhưng lại không cho phép làm việc đó vào ngày khác.

Kết nối con bạn với các giới hạn bằng cách luôn duy trì sự nhất quán.

Duy trì thói quen thường ngày một cách nhất quán để giúp con bạn biết cái gì sẽ đến và nên làm.

  • Rất nhiều vấn đề có thể ngăn ngừa được bằng cách có những thói quen nhất quán, điều này cho phép bé đi ngủ đúng giờ, có những bữa ăn đều đặn và thời gian cùng nhau thư giãn và giải trí ngoài trời.
  • Thay đổi từ một hoạt động này sang hoạt động khác có thể là thử thách đối với trẻ nhỏ vì thế nên tạo ra vài nghi thức để giúp bé dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp. Ví dụ như lấy những chiếc giỏ đi chợ ra sẽ ra dấu hiệu rằng bạn đang sẵn sàng để rời khỏi nhà và đi siêu thị, hoặc lấy chiếc cặp đi học ra khỏi cái móc là dấu hiệu rằng đã đến lúc rời khỏi nhà để đến nhà trẻ. Đọc sách sau giờ tắm là dấu hiệu đã đến giờ đi ngủ. Những hành động này giúp con bạn biết được cái gì sẽ xảy ra tiếp theo và giảm đi sự xung đột.

Hãy cho con bạn biết rằng bạn đã dứt khoát như vậy

  • Một đứa trẻ dưới 3 tuổi thì không thể lý giải được các sự vật và những gì bé muốn. Bé không thể suy nghĩ được cái gì an toàn hay phù hợp, vì thế điều này tùy thuộc vào bạn trong việc duy trì các giới hạn. Trẻ em ở độ tuổi này cần cảm thấy an toàn và yên tâm. Các bé có thể nhận biết được khi nào bạn nghiêm túc về các các giới hạn đã định. Các bé cần cảm nhận được rằng bạn sẽ có quyền quyết định khi cần thiết như khi ngăn bé không cho chạy qua đường hoặc chạy lung tung trong siêu thị. Những hành vi nguy hiểm cần có hành động kiên quyết của bạn: ‘Mẹ sẽ bế con lên và chúng ta sẽ đi về nhà.’ Khi trẻ em biết được bạn thật sự có ý định như thế thì các bé sẽ hưởng ứng. Điều này sẽ có ích khi bạn hiểu rằng con bạn cần thách thức các giới hạn để xem chúng có chắc chắn hay không và đó là nhiệm vụ của bạn để bảo đảm rằng những giới hạn vẫn có hiệu lực mặc dù con bạn có thể chống đối lại.

Hãy dành thời gian

  • Đặt ra những giới hạn và duy trì chúng đôi khi có thể là một việc làm khó khăn. Đôi khi chúng ta mệt mỏi hoặc đang ở ngoài công cộng và chúng ta không muốn có những tình huống ngượng nghịu có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc chịu thua. Nhưng cuối cùng thì chính khả năng kiên quyết và nhất quán của bạn sẽ đem đến kết quả tốt đẹp. Bạn càng nhất quán thì con bạn sẽ càng thích nghi với những giới hạn của gia đình nhanh hơn. Mỗi khi bạn đưa ra thỏa hiệp hoặc để cho con bạn làm những gì bé muốn, và bởi vì điều này có vẻ dễ dàng hơn đối với bạn, bạn sẽ cho con bạn thấy rằng tất cả những giới hạn đều có thể thương lượng được. Một khi con bạn cảm thấy rằng giới hạn có thể điều đình được thì bạn sẽ nhận ra bạn đang luôn trong tình thế phải thương lượng và không may là kỹ năng điều đình của bé chủ yếu là khóc lóc và nổi cơn giận dỗi!